Có nhiều phương pháp bảo tồn được ứng dụng như phương pháp bảo tồn in-situ và ex-situ và phương pháp bảo tồn truyền thống (Hình 1).
- Phương pháp bảo tồn gen cây dược liệu in-situ
Phương pháp bảo tồn gen cây dược liệu in-situ là phương pháp bảo tồn sự đa dạng nguồn gen tự nhiên “tại chỗ”. Được thực hiện bằng các thiết lập một diện tích tại nơi phát hiện nhằm bảo tồn và chăm sóc đối tượng bảo tồn bằng cách đảm bảo được đa dạng rất nhiều loài cây sống trong môi trường tự nhiên đã được quản lý, điển hình là các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu dự trữ sinh quyển.
Hầu hết những cây dược liệu là đặc hữu bản địa với các đặc tính dược từ các hợp chất thứ cấp phản ứng với môi trường tự nhiên và sẽ không biểu hiện nếu được trồng trong môi trường khác hoặc không giống môi trường tự nhiên. Giải pháp này chỉ hiệu quả khi có những chính sách, quy định pháp luật của nhà nước trong công tác bảo tồn nguồn dược liệu [1].
Vườn ươm cây giống: Nguồn gen giống cây trồng dược liệu được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây dược liệu phụ thuộc vào từng loài cây nên vườn ươm giống sẽ cung cấp các nguồn gen tự nhiên nhằm bổ sung cho vùng bảo tồn [1].
Phương pháp bảo tồn gen cây dược liệu ex-situ
Đây là phương pháo bảo tồn nguồn gen cây dược liệu ngoài môi trường bản địa của chúng. Phương pháp bao gồm thu thập, bảo quản và duy trì nguồn gen của cây. Đây là phương pháp bổ trợ nhằm bảo tồn sự đa dạng di truyền nên sẽ giúp giảm áp lực đối với môi trường tự nhiên và tăng cường sự sẵn có của nguồn vật liệu thô.
Phương pháp này có tính ứng dụng cao đối với những loài dược liệu quý có môi trường sống tự nhiên đang ở mức độ đe doạ lớn và dành cho những cây thực vật không phù hợp với phương pháp bảo tồn in-situ. Bảo tồn ex-situ với mục tiêu nuôi cấy và tạo môi trường tự nhiên đối với những loài có nguy cơ tuyệt chủng để đảm bảo sự sống sót và nhân lên về số lượng cây được dùng trong sản xuất thuốc [1].
– Vườn thực vật (Botanic gardens) – đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn ex-situ, giúp duy trì hệ sinh thái, nâng cao khả năng sống sót của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và thiết lập ngân hàng giống cho cây dược liệu. [1].
– Ngân hàng hạt giống (Seed banks) – là một cách tốt hơn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng di truyền của rất nhiều loài thực vật khi so sánh với botanic gardens. Ngân hàng hạt giống cho phép đánh giá nhanh các mẫu thực vật về các đặc tính của cây [2].
– Ngân hàng gene (Field gene banks) – Ngân hàng gen cho phép cập nhật nhanh vật liệu bảo tồn, tránh được những mối nguy hại bằng những giải pháp của kỹ thuật công nghệ sinh học nhằm ứng dụng vào bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền của thực vật [1].
+ Kỹ thuật bảo quản mầm phôi
Kỹ thuật bảo tồn mầm phôi các loài thực vật đã nhân giống sinh dưỡng trong ngân hàng gene yêu cầu phải có đất và nhân công cho việc đưa cây ra môi trường tự nhiên [2].
+ Kỹ thuật bảo quản cryo
Đây là phương pháp đông lạnh các vật liệu sinh học còn sống ở nhiệt độ -196 0C trong nitrogen lỏng. Hiện tại có một số kỹ thuật bảo quản đông lạnh dành cho bảo quản hạt giống và bảo quản phấn hoa như: bao phủ và khử nước, hoá thuỷ tinh, bao phủ và hoá thuỷ tinh, hút ẩm, tiền tăng trưởng, tiền tăng trưởng và hút ẩm, đông giọt nhỏ [2].
+ Kỹ thuật nuôi cấy mô cho bảo tồn – mô thực vật được nuôi cấy trong môi trường vô trùng in-vitro gồm tế bào, các mô, các bộ phận hoặc toàn bộ cây dưới điều kiện có kiểm soát về dinh dưỡng và môi trường [2].
+ Bảo tồn DNA – ở nhiệt độ -20 0C, là phương pháp đơn giản, ít chi phí để thực hiện và được ứng dụng rất rộng rãi. Trong những năm gần đây, kỹ thuật di truyền được xem là một bước đột phá trong phân tích gen các loài và thực hiện chuyển gen giữa các loài với nhau. Những đột phá này là kết quả của các thư viện DNA được thiết lập và ứng dụng trong bảo tồn nguồn gen cây dược liệu [2].
- Phương pháp bảo tồn gen truyền thống
Một số biện pháp bảo tồn nguồn thực vật dược liệu có thể được thực hiện thông qua khuyến khích người dân không chặt phá cây và rừng, khuyến khích trồng nhiều cây dược liệu cho mục đích ngăn ngừa người dân khai thác nguồn tài nguyên dược liệu quá mức [3].
Tài liệu tham khảo
[1]. Sen, T., Samanta, S.K, (2015), Medicinal plants, human health and biodiversity: a broad review, Advance Biochemical Engineering Biotechnology, 147:59-110.
[2]. Kasagana, V.N., & Karumuri, S.S. (2011), Conservation Of Medicinal Plants (Past, Present & Future Trends), Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 3(8), p. 1378-1386.
[3]. Kadam, S. T. và A. D. Pawar (2020), Conservation of medicinal plants: a review. International Ayurvedic Medical Journal, ISSN: 2320 5091.
Đăng ngày: 07/07/2023