Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học khoa học và công nghệ Huazhong, Trung Quốc đã công bố chi tiết về vật liệu biến hình giống như tắc kè hoa, có phản ứng tự điều chỉnh để hấp thụ các tín hiệu radar với tần số khác nhau. Vật liệu AFSS – “bề mặt chọn lọc tần số hoạt động” – có thể được sử dụng để phủ lên vỏ ngoài của máy bay tàng hình khiến nó trở nên vô hình trước các kỹ thuật phát hiện đặc thù
Công nghệ tàng hình hiện nay chỉ họat động chống radar trong phạm vi tần số siêu cao (SHF nằm trong dải tần 3 GHz tới 30 GHz.). Nhưng, máy bay rất dễ bị radar phát hiện và các hệ thống mục tiêu hoạt động trong phạm vi tần số cực cao (UHF nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 3,000 MHz).
Vật liệu AFSS trên thực tế sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp và hấp thụ tần số bước sóng dài khi độ dài bước sóng đó bị phát hiện, thúc đẩy sự thay đổi hình dạng cho máy bay. Công nghệ kết hợp với một số hệ thống khác nhau bằng cách sử dụng các điốt thu nhỏ triệt đóng vai trò như các điện trở bức xạ điện từ.
Khi kết hợp với các công nghệ tàng hình khác như những thiết kế hình học kỳ lạ làm chệch hướng sóng radar, công nghệ AFSS có thể là bước tiến lớn tiếp theo để phát triển máy bay tàng hình.
AFSS cũng là vật liệu siêu mỏng, chỉ dày 7,8 mm khi được sử dụng làm lớp phủ kim loại và các bề mặt khác. Nó bao gồm hai lớp được hỗ trợ bởi một lớp tổ ong thứ ba phân tách bề mặt bên dưới. Mẫu AFSS đã được chứng minh có khả năng hấp thụ tần số vô tuyến dao động từ 0,7 đến 1,9 GHz, làm giảm hệ số phản xạ từ 10 đến 40dB.
Theo kết luận của các nhà nghiên cứu, khi thiết bị phát hiện tín hiệu radar tiếp tục được cải tiến, vật liệu siêu mỏng có băng thông rộng và hoạt động trong dải tần số UHF sẽ có ích trên phạm vi rộng. Nghiên cứu đã được công bố trên số mới nhất của Tạp chí Applied Physics.
N.P.D (Theo news.discovery.com)
N.P.D (Theo news.discovery.com)
http://www.vista.gov.vn
Đăng ngày: 07/12/2015