10 Hình ảnh tiêu biểu cho ngành Thiên văn học – Khám phá vũ trụ trong năm 2015

Năm 2015 đang khép lại với nhiều thành công trong ngành thiên văn, khám phá vũ trụ, từ việc tàu tự hành New Horizons vượt hơn 5 tỉ cây số, tiếp cận nghiên cứu Diêm Vương Tinh (Pluto) đến việc SpaceX lần đầu tiên tái sử dụng thành công một tên lửa đẩy, đưa ngành vũ trụ vào một kỷ nguyên mới, ít tốn kém hơn hàng trăm lần và hiệu quả hơn hàng ngàn lần. Mời các bạn 10 tấm hình về ngành thiên văn, khám phá vũ trụ, các hình ảnh này được tổng hợp từ NASA và các trang tin tức, đây là các sự kiện và hình ảnh tiêu biểu cho năm 2015

10. Sao Hỏa đang tồn tại nước dưới dạng lỏng
Vệ tinh quan sát Sao Hỏa – MRO / (Mars Reconnaissance Orbiter) đã tích thành phần hoá học của những vệt tối kỳ lạ vốn xuất hiện và biến mất theo mùa trên bề mặt sao Hoả. Các kết quả phân tích khẳng định rằng những vệt tối này được hình thành bởi nước mặn chảy xuống các sườn đồi của hành tinh Đỏ.
Mặt Sao Hỏa có nước tồn tại dưới dạng lỏng. Những khe nước chảy có độ dài khoảng 90m.

9. Hệ bốn mặt trời DI Cha
Trong hình, các bạn thấy có hai đốm sáng, một đốm to và một đốm nhỏ, chiếu xuyên qua đám mây. THực ra đây là một hệ mặt trời non trẻ, hệ mặt trời DI Cha này bao gồm 2 mặt trời đôi. Đám bụi bao xung quanh nhóm mặt trời này sau nhiều tỉ năm có khả năng sẽ trở thành các hành tinh, tương tự như hệ mặt trời của chúng ta. Hình này do viễn vọng kính Hubble chụp.

8. Mặt trăng Charon, mặt trăng lớn nhất của Diêm vương tinh
Hoạt động địa chất trên Charon diễn ra khá mạnh mẽ, có lúc mặt đất gần như nứt làm đôi và di chuyển, tạo ra các hẻm núi dài và sâu. Khu vực phía nam mặt trăng hiện ra phẳng và có ít miệng núi lửa rộng so với phía bắc, như vậy có nghĩa là vùng này có địa chất trẻ hơn, một giả thiết khác cho rằng sự “trơn láng” của bề mặt phía nam mặt trăng này là dấu hiệu hồi xa xưa ở đây có biển nước, sau đó đóng băng, làm nứt đất, rồi dung nham lỏng qua vết nứt tràn lên bề mặt.

7. Tàn tích của một ngôi sao
Hình ảnh đầy màu sắc này là phần còn lại của một ngôi sao không lồ đã nổ cách đây 8000 năm. Bề rộng của tấm hình bạn đang xem đây là khoảng 2 năm ánh sáng, tuy nhiên tấm hình này chỉ là một phần nhỏ của đám tinh vân sau vụ nổ đó. Vụ nổ mặt trời đã tạo ra đám tinh vân rộng hàng trăm năm ánh sáng, những vật chất trong đám tinh vân này là khí ga, bụi vũ trụ. Trước khi nổ, mặt trời đó ước tính có kích thước khoảng gấp 20 lần mặt trời của chúng ta.

6. Thiên hà Messier 94
Thiên hà Messier 94 nằm ở phía bắc chuỗi thiên hà Hunting Dogs (Chó săn). Cách chúng ta khoảng 16 triệu năm ánh sáng. Trong tấm hình trên, các bạn thấy vòng ngoài có rất nhiều đốm sáng, đó là nơi các mặt trời đang được sinh ra, cùng với sự dãn nở của vũ trụ, mỗi mặt trời hoặc hệ mặt trời sẽ kéo theo các hành tinh của riêng mình.

5. Mặt trời đỏ
Con người thờ Mặt trời hàng chục ngàn năm, và nghiên cứu kỹ Mặt trời vài trăm năm gần đây, nhưng chúng ta vẫn chỉ hiểu được một phần nhỏ về Mặt trời, nguồn năng lượng nuôi sống chúng ta. Hình ảnh bạn đang xem được chụp bởi vệ tinh Solar Dynamics Observatory, Đây là vệ tinh dành 100% thời gian quan sát và nghiên cứu Mặt trời. Trong năm vừa qua, các hoạt động của bão từ mặt trời, đốm đen mặt trời vv, có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu trái đất.

4. Nước Ý từ trạm vệ tinh ISS
Năm nay, 2015, là kỷ niệm 15 năm trạm không gian quốc tế ISS hoạt động, và sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2024 – là năm mà các nguồn tài trợ và vốn của chương trình này được dùng hết. Hiện nay chưa rõ liệu người ta sẽ tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động của ISS hay là sẽ xây dựng thêm một trạm không gian với các công nghệ mới, hiệu quả hơn và kinh tế hơn.

Nhờ trạm không gian ISS, nhân loại đã tìm ra nhiều loại thuốc mới, những loại vacine mới, tìm được những phương pháp lọc nước hiệu quả và nhanh hơn, tìm thấy rất rất nhiều thông tin bổ ích cho sự phát triển của nhân loại.

3. Nghĩa địa của các vì sao
Kính Hubble nhìn vào dải Ngân Hà của chúng ta và khám phá ra hàng tỉ Sao lùn trắng (White Dwarf) – Đây từng là các mặt trời rực rỡ tụ tập trong vùng trung tâm Dải Ngân Hà. Hình ảnh hàng tỉ tì sao lùn trắng này đã làm các nhà khoa học sững sờ, nhờ vào chúng, con người có thêm dữ liệu để suy đoán nguồn gốc của Dài Ngân Hà, nguồn gốc của hệ Mặt trời (nơi chúng ta đang sống). Hình ảnh này chỉ là một góc nhỏ của hàng tỉ tỉ sao lùn trăng đang nằm ở trung tâm Dải Ngân Hà (Milky Way).

2. Diêm Vương Tinh – Pluto
Sau cuộc hành trình trong không gian kéo dài gần 10 năm, vượt qua 5 tỷ km, bao lần mất liên lạc tưởng chừng như đã bỏ cuộc, cuối cùng thì tàu vũ trụ New Horizons đã gởi thông điệp đầu tiên về Trái Đất. Đây là một cột mốc mang tính lịch sử của nhân loại, mở màn cho nhiều phát hiện đột phá khác trong tương lai.

Vào đúng 8:52:37 pm EST, một hình ảnh rõ nét nhất của sao Diêm Vương đã được truyền về trung tâm điều hành tại Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins. Giám đốc điều hành của sứ mạng tại NASA, Alice Bowman cho biết: “Chúng ta có một con tàu vũ trụ khỏe mạnh và nó đã tiếp cận tới Diêm Vương tinh.”

1. Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đáp thành công xuống mặt đất
Tên lửa Falcon 9 mang theo 11 vệ tinh viễn thông được phóng vào không gian, trước khi đáp an toàn về Trái đất chỉ 10 phút sau đó. Vào thời khắc lịch sử này, trời nhiều mây và gió thổi ở tốc độ khoảng 16 km/h. Khoảnh khắc ấn tượng nói trên đánh dấu một cột mốc quan trọng mà SpaceX đã nỗ lực để đạt được trong nhiều năm qua, và rất có thể cũng sẽ mở đường cho một kỷ mới nguyên của lịch sử ngành hàng không vũ trụ, một kỷ nguyên mà tên lửa tái sử dụng ngày càng phổ biến.

Tổng hợp​

Nguồn tinhte.vn

Đăng ngày: 02/01/2016