Các nhà khoa học người Úc đã gắn các vi cảm biến vào những con ong mật. Đây là một phần trong những nổ lực tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm số lượng các loài thụ phấn trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học người Úc đã gắn các vi cảm biến vào những con ong mật. Đây là một phần trong những nổ lực tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm số lượng các loài thụ phấn trên toàn thế giới.
Hiện nay, đang có sự suy giảm mạnh về số lượng của ong mật. Đây là loài thụ phấn cho khoảng 70% cây hoa màu trên toàn thế giới, tương đương1/3 lương thực cung cấp cho con người bao gồm trái cây và rau cải. Điều này làm nổi lên mối e ngại về vấn đề an ninh lương thực.
Các nhà nghiên cứu cho biết có nhiều tác nhân gây giảm số lượng ong, chẳng hạn như: “sự sụp đổ do rối loạn” gây ra cái chết đột ngột của hàng triệu con ong trưởng thành trong tổ ong, do ve hút máu Varroa, do thuốc trừ sâu và do sự biến đổi khí hậu.
“Vi cảm biến đang sử dụng giúp chúng tôi có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau, điều mà trước đây chúng tôi không làm do chưa thể định lượng được hành vi của loài ong trong tự nhiên cũng như trong tổ của chúng”, theo chia sẻ của Gary Fitt từ Cơ quan khoa học quốc gia của Australia (CSIRO).
Cảm biến có chiều rộng và chiều dài là 2.5 mm (0.1 inch) và nặng 5.4 mg (0.0002 ounces) – nhẹ hơn hạt phấn hoa – được dính vào lưng của những con ong mật Châu Âu. Các thụ thể thu nhận dữ liệu rất tinh vi cũng được gắn vào bên trong trong tổ.
CSIRO – hợp tác với công ty công nghệ Mỹ Intel và tập đoàn Nhật Bản Hitachi – đang cung cấp truy cập miễn phí vào công nghệ cảm biến và công cụ phân tích dữ liệu để xác định mô hình trên toàn cầu.
“Những gì chúng tôi thu thập từ cảm biến là những thông tin về môi trường nơi mà những con ong đến”, Fitt, Giám đốc khoa học đơn vị sức khỏe và an toàn sinh học của CSIRO cho biết.
“Nó cho chúng ta biết những thay đổi trong hành vi của chúng – việc tìm kiếm thức ăn diễn ra trong bao lâu và mức độ thường xuyên như thế nào, chúng có cho ấu trùng ăn hay không, chúng có thu thập phấn hoa hay không, những điều mà ong làm ở trong tổ của chúng. Tổng hợp những thông tin trên sẽ cho chúng ta biết cách mà những con ong đối phó với những áp lực khác nhau”.
Khoảng 10,000 con ong và tổ ong ở bang phía nam của Tasmania đã được đánh dấu, những con khác cũng được theo dõi trong thành phố Sydney và Canberra.
Tại Mỹ, người nuôi ong mất khoảng 42% bầy ong trưởng thành trên 12 tháng từ tháng 05-2015– Năm thứ hai tồi tệ nhất được ghi nhận so với năm đầu tiên được báo cáo năm 2012-2013
Một số lượng ong tương tự tại Brazil cũng được đánh dấu bởi các nhà nghiên cứu, cùng với mối quan tâm từ các nhà khoa học ở Châu Âu và Bắc Mỹ, Fitt nói.
Fitt còn bổ sung rằng “Chúng tôi sử dụng phương pháp giống nhau và câu hỏi tương tự nhau tại những khu vực khác nhau trên thế giới để có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề đặt ra và tìm ra giải pháp chung”.
Quần thể ong của nước Úc vẫn chưa bị tàn phá vì ở châu lục này chưa bị ảnh hưởng bởi ve Varroa.
Ở nhiều quốc gia như ở Mỹ, người nuôi ong mất khoảng 42% tổ ong trong vòng 12 tháng tính đến tháng Năm năm nay – đây là năm tồi tệ thứ hai trong ghi nhận về tỷ lệ tử vong của loài ong ở Mỹ, so với mùa tồi tệ nhất được ghi trong báo cáo năm 2012-2013, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Nguồn phys.org
Kim Tươi dịch
phys.org
Đăng ngày: 21/08/2015